Đường phèn và đường thốt nốt đường nào tốt hơn?

Đường thốt nốt và đường phèn là hai loại đường có vị ngọt thanh nguyên chất. 2 loại đường được sử dụng rất nhiều ở Việt Nam phải kể tới là đường thốt nốt và đường phèn.

Đường phèn

Nguyên liệu chính của đường phèn là mía, củ cải, cây cọ, cây thốt nốt…Trong đường phèn có chứa saccharose và một số nguyên tố vi lượng góp phần phân giải đường thành fructose và glucose.

Đường phèn qua chế biến được lọc bớt tạp chất cũng như làm dịu đi vị ngọt nên rất dễ ăn, ít calo hơn so với đường trắng tinh luyện. Sau chế biến, đường phèn ở dạng tinh thể, đường kính to, kích thước lớn hơn đường thông thường, có 2 màu là trắng và vàng nâu. Chúng được đóng gói và bày bán dưới dạng đường kết tinh hoặc đá hình vuông.

Đường phèn là chất tạo ngọt có tính mát, giải nhiệt nên được dùng phổ biến trong nấu ăn, làm bánh hoặc pha chế đồ uống. Ngoài vị ngọt dịu dễ ăn, đường phèn còn có nhiều tác dụng tốt với cơ thể.

Đường thốt nốt

Đường thốt nốt được chế biến từ dịch của nhị hoa cây thốt nốt, nước của nhị hoa sẽ được nấu thành đường ngay sau khi thu hoạch vì nếu để quá lâu nước của nó sẽ lên men và mất dần vị ngọt. Đường thốt nốt có mùi thơm và vị ngọt rất dễ chịu, uống đường thốt nốt có cảm giác thanh mát hơn đường mía và củ cải.

Đường thốt nốt là một nguồn cung cấp sucrose nhưng nó lại ít chứa chất xơ và nước. Loại đường này có thể được sử dụng để nấu chè hoặc pha trà. Một trong những món ăn sử dụng đường thốt nốt rất phổ biến là chè thốt nốt, bánh bò thốt nốt.

Cùng so sánh 2 loại đường này qua một số tiêu chí như sau:

Tiêu chíĐường phènĐường thốt nốt
Màu sắcTrắng và vàngNâu
Độ ngọtVị ngọt thanhVị ngọt thanh
Sản xuấtĐường phèn nấu từ đường kính trắng có màu trắng đục; Đường phèn nấu từ mật mía có màu vàng đậmĐường thốt nốt được chế biến từ dịch của nhị hoa cây thốt nốt.
Sử dụngDùng ngâm cùng chanh đào, làm mứt, chưng cùng long nhãn, làm bánh, kẹo, nấu chè, nêm vào các món nước dùng như nước phở, lẩu tạo độ ngọt mát.Có thể được nghiền hoặc chia nhỏ, sau đó được dùng để thay thế cho đường tinh luyện trong bất kỳ đồ ăn hoặc thức uống nào.
Tác dụngTrong đông y có tác dụng bổ phế, long đờm. Trong các món ăn, bánh, kẹo cho vị ngọt thanh, mát.Cung cấp nhiều khoáng chất, tốt cho da, cải thiện hệ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, giữ gìn vóc dáng, chữa chứng đau nửa đầu, hạn chế những tác động theo mùa theo năm lên cơ thể, tốt cho trẻ em, giúp xương chắc khỏe, tăng khả năng miễn dịch.

Xem thêm: Khế chua ngâm đường phèn và những lợi ích tuyệt vời

Đường thốt nốt và đường phèn loại nào tốt hơn

Mỗi loại đường có một công dụng riêng, thật khó để so sánh loại nào tốt hơn loại nào. Vì vậy, tùy trường hợp và tùy mục đích sử dụng mà người ta sẽ chọn loại đường khác nhau.

Khi nào nên sử dụng đường phèn?

  • Nếu cần sử dụng đường làm nước trái cây, sinh tố, nấu chè… thì nên dùng đường phèn vì vị ngọt của nó khá thanh mát và đậm đà hơn.
  • Trong đường phèn có chứa nhiều hợp chất giúp giảm ho, làm dịu cổ họng nên có thể sử dụng để chưng với quất hoặc chanh để lấy nước uống. Đây cũng là một bài thuốc Đông y khá phổ biến và mang lại nhiều hiệu quả.
  • Trường hợp bố mẹ không có thời gian chưng cất đường với quất và chanh, bố mẹ có thể cho bé ngậm 1 viên băng đường nhỏ. Nó cũng có tác dụng giảm ho, làm dịu cổ họng cho trẻ.
  • Đường phèn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể ở dạng glucose, có tác dụng giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn. Do đó, trong các món ăn bổ dưỡng như chưng yến, canh giải nhiệt… không thể thiếu đường phèn. Đường phèn không chỉ giúp tạo ngọt mà còn giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu.
  • Một tác dụng khác của đường phèn đối với phái mạnh là bổ thận sinh tinh. Nam giới có thể sử dụng đường phèn chưng lên cùng với đậu bắp, sau đó chắt lấy nước uống để cải thiện chức năng tình dục.

Khi nào nên sử dụng đường thốt nốt?

  • Thay vì sử dụng đường phèn trong nấu ăn, bạn hãy thử dùng đường thốt nốt. Chắc hẳn, mùi thơm, vị ngọt thanh mát của nó sẽ không làm bạn thất vọng.
  • Khi chế biến nước chấm trong bữa ăn, đặc biệt là những loại như nước mắm chấm kiểu Thái, bạn nên sử dụng đường thốt nốt. Dùng đường thốt nốt vừa giúp tạo màu sắc hấp dẫn, vừa giúp bát nước chấm có hương vị thơm ngon hơn.
  • Đường thốt nốt cũng có thể sử dụng khi nấu chè tạo vị thanh mát hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để giải nhiệt cho cơ thể.
  • Ngoài giúp tăng độ ngon cho món ăn, bạn cũng có thể dùng đường thốt nốt để làm thuốc điều trị nhiều căn bệnh như ho, cảm cúm… Bằng cách phân hủy lượng chất nhầy tích tụ, làm sạch đường hô hấp, đường thốt nốt sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  • Nếu bạn đang muốn cải thiện cân nặng của mình, hãy sử dụng đường thốt nốt thay cho đường phèn. Hàm lượng kali trong thốt nốt sẽ giúp duy trì sự cân bằng điện phân trong cơ thể. Từ đó, tăng hoạt động trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân.
  • Nếu bạn bị mụn trứng cá và mụn nhọt, hãy sử dụng đường thốt nốt mỗi ngày. Với thành phần giàu vitamin và khoáng chất, thốt nốt sẽ cản trở sự lão hóa trên da và giúp da khỏe mạnh, tươi sáng.
  • Trong đường thốt nốt có chứa rất nhiều carbohydrate giúp tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn so với đường tinh luyện thông thường. Bên cạnh đó, chúng cũng tác động vào quá trình giải phóng năng lượng, giúp cơ thể no lâu, giảm cảm giác thèm ăn.
  • Thường xuyên dùng đường thốt nốt cũng có tác dụng làm tăng huyết sắc tố trong cơ thể, từ đó làm giảm tình trạng thiếu máu.

Tuy có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng vẫn cần lưu ý đến mức độ sử dụng. Nếu lạm dụng quá nhiều đường phèn, đường thốt nốt có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ, béo phì… Đặc biệt với những người bị bệnh tiểu đường, sử dụng nhiều đường làm tăng đường huyết nên cần được hạn chế ở mức tối thiểu.

Vậy là qua bài viết trên, các bạn đã giải đáp thắc mắc Đường phèn và đường thốt nốt đường nào tốt hơn? Nhìn chung, mỗi loại đều có đặc điểm và tác dụng riêng nên không thể kết luận được. Phải dựa vào trường hợp và nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại đường phù hợp.

Gia vị ngon

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.